Phân từ II (Partizip II) trong tiếng Đức
Trình độ: A1 / A2 / B1

Phân từ II (Partizip II) trong tiếng Đức Du học nghề Đức

 

 

Phân từ II (Partizip II) rất cần thiết cho sự hình thành của các thì cũng như việc thành lập câu bị động. Rất nhiều người học tiếng Đức gặp khó khăn trong việc chia phân từ II. Do đó, bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách hình thành phân từ II trong tiếng Đức. Cùng bắt đầu nhé!!

A. Đối với các động từ có quy tắc

1. ge- + Verbstamm (gốc động từ) + -t

- Phần lớn các động từ trong tiếng Đức đều hình thành phân từ II theo công thức này. Ví dụ:

machen  → gemacht

kaufen → gekauft

lernen → gelern

2. ge- + Verbstamm (gốc động từ) + -et

- Các động từ có gốc động từ kết thúc bằng -t/-d/-m/-n phải thêm e trước khi thêm t để hình thành Partizip II. Ví dụ: 

arbeiten → gearbeitet

rechnen → gerechnet 

atmen  → geatmet 

3. -ieren → -iert

- Khi thành lập phân từ II của động từ kết thúc với đuôi -ieren, ta chỉ việc thay thế đuôi -ieren bằng đuôi -iert. Ví dụ:

organisieren → organisiert 

konzentrieren → konzentriert

4. Tiền tố (Präfix) + ge- + Verbstamm (gốc động từ) + -t

- Công thức này được áp dụng để hình thành các phân từ II của động từ tách (trennbare Verben). Ví dụ:

an/machen → angemach

auf/bauen → aufgebau

mit/spielen → mitgespiel

5. Verbstamm (gốc động từ) + -t

- Công thức này được áp dụng với các động từ không tách (untrennbare Verben). Chẳng hạn: 

bezahlen → bezahl

entdecken → entdeckt

erleben → erlebt

B. Đối với các động từ bất quy tắc

1. (Präfix) + ge- + Verbstamm im Präteritum + -t

- Đây là cách hình thành phân từ II của các Modalverben và một số động từ bất quy tắc. 

wollen → gewollt

bringen → gebracht

mit/bringen → mitgebrach

2. (Präfix + ge-) + Verbstamm mit Vokalwechsel + -en

- Phân từ II của các động từ bất quy tắc sẽ kết thúc bằng đuôi -en. Ngoài ra, khi thành lập phân từ II thường có sự thay đổi nguyên âm (Vokalwechsel) trong gốc của từ (Wortstamm). Ví dụ:

fahren → gefahren

helfen   → geholfen

schreiben  →  geschrieben

beginnen → begonnen

!!!Các công thức để chia phân từ II của các động từ bất quy tắc chỉ mang tính tương đối, do đó chúng ta phải ghi nhớ từng động từ bất quy tắc và cách chia của từng động từ. 

 

Bài tập đánh giá kiến thức

EF4378F940CA3909472588E4003242DA
Cập nhật lần cuối: 10/05/2024 10:52:17 SA