x

Lần đầu học tiếng Đức như thế nào?
Trình độ: A1

Lần đầu học tiếng Đức như thế nào? Du học nghề Đức

 

 

Tiếng Đức đang dần trở nên phổ biến hiện nay khi càng có nhiều người Việt Nam học ngôn ngữ này. Và ai cũng đều không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp cận nó. Chính vì vậy để mọi người hiểu hơn về tiếng Đức, dưới đây mình sẽ đưa ra một vài cảm nhận chung khi bắt đầu học ngôn ngữ này:

1) Ngạc nhiên chưa! Phát âm chữ cái Tiếng Đức na ná tiếng Việt ghê!

Người mới học sẽ được tiếp cận với bảng chữ cái. Và ai cũng thấy thú vị khi phát âm chúng đều khá giống tiếng Việt. Âm A, B, C, D, E, K, S, X … đều được phát âm na ná tiếng Việt. Do đó để ghi nhớ 30 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Đức là điều không quá khó.

2) Tiếng Đức hình như có họ hàng với tiếng Anh

Chưa cần tìm hiều tiếng Đức và tiếng Anh có liên hệ “dây mơ rễ má” với nhau như thế nào, chỉ cần học qua một số từ ngữ thôi cũng đã thấy 2 ngôn ngữ này có họ hàng với nhau.

Có những từ gần giống nhau về cách viết và mặt nghĩa: chẳng hạn photograph-fotografieren đều có nghĩa là chụp ảnh, cách đọc cũng na ná nhau. Ví dụ khác: document-Dokument (tài liệu), social-sozial (xã hội), garden-Garten (vườn), …

3) Tiếng Đức viết thế nào đọc thế đó

Người học sẽ thấy hứng thú vì để đọc ra một từ tiếng Đức sẽ không quá khó như tiếng Anh. Bởi tiếng Đức mặt chữ viết như nào thường sẽ được phát âm như thế đó: chẳng hạn Kommunikation [kɔmunikaˈtsɪ̆oːn] (phát âm na ná như kom-mu-ni-ca-xi-ôn), lokal [loˈkaːl] (phát âm na ná như lô-kan-l), …

4) der-die-das: Là giống nào với giống nào đây?

Ngữ pháp tiếng Đức hách não ghê! Danh từ còn phải chia giống: cái nào là der (giống đực), cái nào là die (giống cái) và cái nào là das (giống trung). Thật đau đầu để phân biệt chúng cho đúng! Nhưng đừng lo quá vì cũng đã có những mẹo, cách khác nhau để ta phân biệt nha.

5) Phải đọc hết cả câu thì mới biết nghĩa của nó! Vì sao vậy?

Đơn giản là vì trong tiếng Đức, có những câu động từ chính nằm ở vị trí cuối cùng, đòi hỏi ta phải nghe, phải đọc hết cả câu thì mới biết ý của câu nói gì. 

Anna kann morgen ausgehen. (Anna có thể ra ngoài vào ngày mai.)

Động từ ausgehen nằm ở cuối câu. Nên nghe hết câu, ta mới biết được Anna có thể làm gì vào ngày mai).

Câu ngắn còn tạm ổn, chứ bắt gặp trường hợp câu dài đằng đẵng mà động từ cứ chạy xuống cuối, chắc chắn người nghe, đọc sẽ phải ngậm ngùi lắm đây!

Trên đây là một số cảm nhận ban đầu khi học tiếng Đức. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngôn ngữ được cho rằng phức tạp và khó nhằn này. 

Chúc các bạn có lộ trình học tiếng Đức thành công!

Bài tập đánh giá kiến thức

D59F4CB6DE6EBD74472588B9001A07A7
Cập nhật lần cuối: 22/03/2023 07:50:13 SA