Bài dịch từ website các cơ quan đại diện của Đức tại VN https://vietnam.diplo.de/vn-vi
XEM: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH CƯ ĐỨC
Kể từ khi luật lao động có tay nghề mới của Đức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1.3.2020, một số quy định về việc bảo lãnh con cái, người thân sang Đức cũng được thay đổi theo nhằm thu hút lao động đến với Đức (xem thêm về các ngành nghề thiếu lao động tại Đức), cụ thể:
☑ Đối với công dân EU
Nếu bạn là công dân Châu âu, người thân của bạn sẽ tự do làm việc và sinh sống trên đất nước Đức mà không cần phải xin bất kì loại giấy tờ nào cả.
☑ Đối với những công đân ngoài EU
Sẽ có một số điều kiện bạn phải đáp ứng để có thể bảo lãnh cho người thân của mình sang Đức nếu bạn không đến từ các nước EU, gồm:
- Resident permit (giấy phép cư trú): Bạn đang ở Đức để làm việc? bạn phải có giấy phép cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn, hoặc thẻ xanh EU (Eu blue card)
- Nơi cư trú: bạn cần phải có một chỗ ở (mua hoặc thuê) với diện tích đủ cho gia đình của bạn.
- Tài chính: bạn cần có đủ tài chính để nuôi sống cả những người bạn bảo lãnh qua.
- Tuổi: nếu bạn muốn bảo lãnh vợ/chồng của mình, thì người đó phải trên 18 tuổi.
☑ Người bạn sẽ bảo lãnh liệu có cần phải nói được tiếng Đức không?
Không cần thiết. tuy nhiên, về cơ bản, cần phải có kiến thức tiếng Đức cơ bản nếu muốn lấy giấy phép cư trú (resident permit) vì Nhân viên các cơ quan sẽ yêu cầu một số thứ đơn giản như giới thiệu về bản thân bằng tiếng Đức hoặc nói về việc hỏi đường đi lại. Tuy nhiên cũng có rất nhiều ngoại lệ để không phải làm điều này, ví dụ như nếu:
- Bạn đã có Eu Blue card.
- Bạn đang làm việc tại Đức với vị trí lao động có tay nghề hoặc chuyên gia khoa học.
- Người thân của bạn có bằng Đại học.
- Bạn có quốc tịch Úc, Israel, Nhật, Hàn quốc, New zealand hoặc Mỹ.
Tuy vậy, tốt hơn hết vẫn nên nói được một chút tiếng Đức vì người thân của bạn bạn sẽ cảm thấy như đang ở quê nhà của mình vậy.
☑ Đưa con đến nước Đức
Bạn có thể đưa con của mình đến nước Đức, nếu bạn và vợ/ chồng của bạn có giấy phép cư trú (residence permit) tại Đức hoặc nếu bạn là người độc thân nuôi con với quyền chăm sóc hợp pháp với đứa trẻ. Nếu con bạn ở tới 16 tuổi thì cũng sẽ được nhận giấy phép cư trú.
Những đứa trẻ nhiều hơn 16 tuổi sẽ có một số nguyên tắc được áp dụng. Cách tốt nhất để biết rõ là hỏi Đại sứ quán tại nước sở tại hoặc Sở ngoại kiều (Foreign nations registraion authrity) tại Đức.