x

Các hình thức đào tạo nghề tại Đức mà bạn cần phải biết

Các hình thức đào tạo nghề tại Đức mà bạn cần phải biết Du học nghề Đức

Sau khi tốt nghiệp khóa học, sinh viên sẽ nhận được bằng cử nhân và lấy một chứng chỉ nghề được công nhận trên khắp khối EU. 

Du học nghề Đức là một hình thức học tập không còn quá xa lạ với giới trẻ Việt Nam. Đây là một chương trình đào tạo kép rất phù hợp với các học viên tới từ một đất nước có thiệt thòi về kinh tế như chúng ta.  
 
Sở dĩ đây được gọi là đào tạo kép ví nó là một chương trình vừa học vừa làm song song, kết hợp cả lý thuyết và thực hành. Chương trình học này còn được gọi là Duales Studium phối hợp giữa việc học ở trường (thường là Đại học khoa học ứng dụng, Học viện nghề hay Đại học) với đào tạo nghề hoặc làm việc thực tế tại công ty, doanh nghiệp. Khi chương trình kết thúc, học này sinh sẽ vừa có kiến thức chuyên ngành học ở trường và cả kiến thức thực tiễn từ công việc hằng ngày trong lĩnh vực học. Có một số chương trình đào tạo bắt buộc sinh viên đi học ở trường còn các kì nghỉ lễ học kì sẽ phải đi làm. Một số khác lại bắt buộc sinh viên đi làm từ thứ hai tới thứ tư còn thứ năm và thứ sáu phải đi học ở trường. Còn có chương trình thì chỉ đi làm trong năm đầu tiên, đến năm 2 sẽ bắt đầu đi học. Loại cuối cùng và khá ít đó là học từ xa và học trực tuyến. 
 
Các chương trình này đều có một điểm chung khà được các bạn học viên Việt Nam quan tâm đó là được miễn 100% học phí, được trợ cấp từ 600 đến 1000 euro/tháng. Có được cơ hội học tập đúng chuyên ngành mình yêu thích ở một môi trường đào tạo hàng đầu thế giới. Hơn thế nữa, bằng tốt nghiệp của bạn sẽ là bằng chứng nhận chuẩn quốc tế và hẳn nhiên là có cơ hội rất cao tìm được việc làm ại Đức. 
 
Du học nghề Đức
Du học nghề Đức
 
Về cơ bản, du học nghề Đức sẽ có những hình thức như sau: 
 
  • Duales Studium phối hợp với học nghề: Sau khi tốt nghiệp khóa học, sinh viên sẽ nhận được bằng cử nhân và lấy một chứng chỉ nghề được công nhận trên khắp khối EU. Sinh viên học theo hình thức này sẽ phải học ở cả trường đại học, trường nghề và làm việc ở một công ty. 
  • Duales Studium phối hợp với thực hành: Đây là chương trình học phối hợp với những kỳ thực tập trong một công ty, doanh nghiệp. Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ lấy bằng cử nhân. Thông thường các sinh viên này sẽ kí một hợp đồng với công ty liên kết trước khi bắt đầu chương trình học cụ thể về các vấn đề như lịch làm việc và lương bổng. Ví dụ tại Dualen Hochschule ở Baden-Wüttenberg, sinh viên học lý thuyết ở trường cao đẳng 3 tháng và sau đó thực tập 3 tháng ở doanh nghiệp. Nếu gặp phải những khó khăn về chuyên môn trong thời gian thực hành, học viên có thể thảo luận để tìm ra câu trả lời trong kỳ học lý thuyết tiếp theo 
  • Duales Studium bên cạnh việc làm: Đây là hình thức làm toàn thời gian và học nghề song song. 
  • Duales Studium phối hợp với việc làm: Khá tương tự với hình thức trên nhưng là công việc bán thời gian. Học viên trước khi tham gia học nghề đã có một nghề hoặc có kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Chương trình học khi đó sẽ giúp học viên có thể nâng cao khả năng chuyên môn, phối hợp nội dung học với nghề nghiệp có liên quan đến ngành đó. 
 
Trên đây là 4 hình thức đào tạo nghề tại Đức mà bạn nên biết để có được hướng đi đúng cho tương lai của mình. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về du học nghề Đức, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết, xin cảm ơn! 
Cập nhật lần cuối: 26/08/2023 11:51:37 SA