x

Bạn cần biết gì về việc làm thêm ở Đức?

Bạn cần biết gì về việc làm thêm ở Đức? Du học nghề Đức
 
Là một trong những quốc gia đông dân nhất EU, cùng với đó là chính sách rộng rãi đối với người nhập cư của chính phủ Đức khiến cho nơi đây luôn là một thị trường việc làm hấp dẫn hàng đầu thế giới.
Là một trong những quốc gia đông dân nhất EU, cùng với đó là chính sách rộng rãi đối với người nhập cư của chính phủ Đức khiến cho nơi đây luôn là một thị trường việc làm hấp dẫn hàng đầu thế giới. Tuy vậy đối với những công việc đòi hởi nhiều chất xám và trình độ tiếng Đức cao thì không thật sự là một lựa chọn phù hợp đối với những du học sinh vừa đặt chân đến môi trường học tập và làm việc mới. Nếu trước đó bạn đã có sự chuẩn bị tốt về ngoại ngữ thì có thể mạnh dạn tìm kiếm cơ hội cho mình, nếu không thì cũng chớ vội nhụt chí. Trong thời gian đầu bạn có thể tìm được công việc ở những nhà hàng, quán ăn, quán cafe... Đây chắc chắn là cơ hội tuyệt vời để các bạn có thể rèn luyện tiếng Đức cũng như xây dựng thêm những mối quan hệ có ích. 
 

Chính phủ Đức quy định như thế nào về việc làm thêm? 

 
Làm thêm khi du học nghề Đức
Làm thêm khi du học nghề Đức
 
Theo Luật ngoại kiều Đức và Luật lao động hiện nay, sinh viên du học nghề và du học nếu muốn tham gia lao động hoặc làm thêm cần phải được sở lao động địa phương và sở Ngoại Kiều cấp phép và giấy phép lao động này cần phải xin trước khi bắt đầu làm việc. 
Nếu bạn là sinh viên chính thức của các trường đại học và trường dạy nghề thì sẽ được miễn giấy phép khi làm thêm trong 90 ngày một năm với 8 tiếng làm việc trong 1 ngày hoặc 180 ngày trong 1 năm nếu làm 4 tiếng/ngày. 
 
Nếu bạn làm cho trung tâm dạy nghề hoặc trường đại học nơi bạn đang theo học thì thời gian và lịch làm việc có thể sẽ linh hoạt hơn, nhưng khi đó bạn vẫn sẽ phải xin giấy phép để được làm thêm giờ so với số giờ được quy định như trên. 
 
Đức là một quốc gia đánh thuế thu nhập rất cao so với mặt bằng chung của châu Âu nhưng nếu bạn là sinh viên làm thêm với mức lương từ 400 đến 500 euro 1 tháng thì sẽ không bị tính thuế thu nhập. 
 
Với rất nhiều trung tâm dạy nghề tạo điều kiện thực tập cho sinh viên và chúng đươc đưa chính thức vào lịch học tập thì học viên không cần xin giấy phép lao động và cũng không cần áp dụng chế độ 90 ngày hay 180 ngày, ngay cả với những bạn thực tập có lương. Tuy nhiên nếu việc thực tập không có trong chương trình học tập thì bạn vẫn phải xin giấy phép lao động hoặc áp dụng theo quy định về 90 ngày (fulltime) và 180 ngày (parttime). 
 
Một điều bạn cần chú ý tìm hiểu đó là những học viên đang trong thời gian tham gia khóa học tiếng Đức thì sẽ không được phép lao động, vậy nên nếu có thể, hãy hoàn thành việc lấy bằng tiếng Đức B2 ngay trước khi chuẩn bị du học. 
 

Tìm việc làm thêm dễ dàng 

 
Việc làm thêm giúp bạn có thêm tiền 
trang trải cuộc sống
Việc làm thêm giúp bạn có thêm tiền trang trải cuộc sống
 
Ngoài sự hỗ trợ tình việc thực tập của nhà trường, bạn cũng nên chủ động tìm kiếm cơ hội thông qua những công cụ khác nhau, những văn phòng môi giới việc làm và các trang web ví dụ như: www.make-it-in-germany.vn hay www.your.bosch-career.com .... 
Khi bạn đã chắc chắn về công việc mong muốn của mình, bạn có thể vào trang web trực tiếp của doanh nghiệp và tổ chức nơi bạn muốn làm, ví dụ các trang của hệ thống cửa hàng ăn nhanh như Mc Donald, KFC, Burger king,...đây đều là những thương hiệu có thông báo về việc tuyển dụng rất ro ràng. Bạn cũng có rất nhiều cơ hội để tìm thấy những công việc làm thêm tại các hội trợ việc làm, các bảng thông báo ở trường hay thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. 
 
Tìm kiếm việc làm thêm là một việc rất tốt để bạn có cơ hội cọ xát với nền văn hóa mới và trang bị những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống với người bản địa và với cả công việc sau này. Nếu bạn đang có những thắc mắc về kinh nghiệm du học nghề Đức, hãy liên hệ ngay với chung tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn! 
Cập nhật lần cuối: 29/03/2021 10:20:58 CH